Theo Thạc sỹ Đậu Công Hiệp - Khoa Pháp Luật Hành chính, ĐH Luật Hà Nội, Việt Nam có nền tảng nhận thức về quyền riêng tư chậm hơn các nước khác.
Nền tảng quyền riêng tư gắn với quyền sở hữu và quyền nhân thân. Quyền riêng tư đã được nói đến ở nước Anh ngay từ thời phong kiến. Trong khi đó ở Việt Nam, nhận thức về quyền riêng tư vẫn chưa được sâu sắc.
Đặt vấn đề về quyền riêng tư trong bối cảnh sự phát triển của các mạng xã hội tại Việt Nam, Thạc sỹ Đậu Công Hiệp cho rằng: “Khi lên mạng tìm kiếm về ô tô, quảng cáo ngay sau đó sẽ hiện ra khi chúng ta vào Facebook, điều này liệu có đúng hay không?”
Theo ông Hiệp: “Facebook nói việc thu thập thông tin là tự động, tuy nhiên nó cũng đặt ra vấn đề khi một nhà cung cấp mạng xã hội lại đang nắm trong tay một quyền lực rất lớn. Thông tin cá nhân là bí mật, nhưng khi cần Facebook hoàn toàn có thể truy xuất.”.
Thực tế cho thấy, Facebook đã từng bán thông tin người dùng của mình trong vụ Cambridge Anatalyca. Thông tin lúc này không chỉ được sử dụng để kinh doanh thương mại mà còn mang mục đích chính trị.
Tại Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề trong việc bảo đảm quyền riêng tư của người dân trên các trang mạng xã hội. |
Chia sẻ một góc nhìn khác về vấn đề trên, bà Nguyễn Minh Giang – Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng, hiện có nhiều hành vi thu thập thông tin trên mạng xã hội để phục vụ cho mục đích phát tán, sử dụng thông tin cá nhân của người khác rất tinh vi mà ngay chính người trong cuộc cũng không nhận ra, thậm chí còn vô tư tham gia, hưởng ứng.
Dẫn chứng về thực tế đó, bà Giang nhắc tới các trò chơi trắc nghiệm trên Facebook với những câu hỏi gợi tò mò như: Năm 2020 bạn sẽ như thế nào; Bạn phù hợp với nghề gì; Kiếp trước bạn là ai… Theo bà Giang, việc tạo ra các ứng dụng này chính là cách mà kẻ xấu đánh vào tâm lý người dùng để thu thập thông tin bất hợp pháp.
Cần chế tài xử phạt riêng về xâm phạm đời tư cá nhân
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang tồn tại 2 loại hình mạng xã hội khác nhau, bao gồm các mạng xã hội trong nước do Bộ TT&TT cấp phép, quản lý và các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook và YouTube.
Tuy vậy, việc quản lý các mạng xã hội xuyên biên giới gặp nhiều khó khăn do các mạng xã hội này không có sự hiện diện pháp lý, cũng như không có đại diện thường xuyên tại Việt Nam để cơ quan nhà nước có thể liên lạc, trao đổi.
Theo ông Vũ Minh Phương – Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT), dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Cục PTTH&TTĐT đang đấu tranh quyết liệt với những thông tin xấu độc trên mạng.
Việc quản lý này được thực hiện theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định này hiện đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP ban hành năm 2018.
Bên cạnh đó, các hành vi cụ thể về việc thu thập, xử lý, truyền đưa và lưu trữ thông tin số được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 66 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Ông Vũ Minh Phương – Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Vũ Minh Phương, Nghị định 174 hiện đã lạc hậu so với các hoạt động thực tế trên không gian mạng, mức xử phạt chưa nghiêm khắc, do vậy Nghị định này đang được Bộ TT&TT tiến hành sửa đổi.
Đặt vấn đề về việc quản lý thông tin trên mạng, bà Nguyễn Minh Giang – Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng: “Có rất nhiều người ẩn danh khi tham gia mạng xã hội. Làm thế nào tìm ra thủ phạm khi nguồn phát tán tin sai sự thật đến từ tài khoản ảo? Việc yêu cầu phải cung cấp thông tin thật khi tham gia mạng xã hội là việc cần và nên làm.”.
Theo bà Giang, nhiều nước đã ký kết biên bản ghi nhớ với các mạng xã hội để được cấp quyền truy xuất thông tin. Tuy nhiên, chúng ta phải làm sao để các thông tin này không bị rò rỉ hay mua bán tràn lan trên mạng. Việc bảo vệ đời sống riêng tư tại Việt Nam đã có nhưng vẫn còn thiếu, còn yếu, do đó cần phải thường xuyên được thảo luận để lấp đầy.
Theo TS Nguyễn Thị Thuỷ (Khoa Pháp luật Hành chính – ĐH Luật HN), Việt Nam cần có một Nghị định xử phạt trong lĩnh vực xâm phạm đời tư cá nhân. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ dưới góc độ pháp lý về việc xử phạt hành chính đối với hành vi phát tán thông tin, hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội bất hợp pháp, TS Nguyễn Thị Thuỷ - Khoa Pháp luật Hành chính – ĐH Luật HN cho rằng, các chế tài xử lý vẫn còn nhiều lỗ hổng.
Các quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi phát tán thông tin, hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội bất hợp pháp đang nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau. Điều này dẫn đến một thực tế là các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc xác định và xử lý các vi phạm. Do đó, bà Thuỷ gợi ý về việc nên cho ra đời một Nghị định xử phạt trong lĩnh vực xâm phạm đời tư cá nhân.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam cần quy định về việc sử dụng tên thật trên mạng xã hộiTheo ông Vũ Ngọc Sơn, khi tiếp xúc với Internet nguy hiểm nhất là trẻ không khống chế được thời gian sử dụng và nội dung xấu độc.
Đầu tiên về thời gian, nếu để trẻ tự do sử dụng Internet rất dễ xảy ra tình trạng ngồi lì cả ngày bên máy tính, điện thoại. Không những ảnh hưởng, gây các rối loạn điều tiết ở mắt, mà còn có thể gây ra chứng nghiện Internet, giảm tập trung chú ý vào các việc khác.
Thứ hai là nội dung trên internet rất đa dạng, có những nội dung xấu độc trà trộn, trẻ dễ bị dẫn dụ đọc các nội dung đó mà không phòng vệ.
Các nội dung xấu độc có thể ảnh hưởng đến nhận thức, suy nghĩ, dẫn đến sự lệch lạc trong phát triển tư duy, đạo đức.
Tuy nhiên, vị Giám đốc công nghệ của NCS cho rằng, mặc dù trẻ có thể gặp nhiều nguy hiểm trên môi trường mạng, nhưng không vì thế mà cản trở việc trẻ tiếp xúc sớm với Internet.
Cụ thể, có thể cho trẻ tiếp xúc từ năm 2 tuổi trở lên, tức là khi bé đã có khả năng giao tiếp và có khả năng nhìn được màn hình. Vấn đề phụ thuộc vào việc các bố mẹ có đồng hành, giám sát cùng con hay không.
Một số nền tảng có quy định phải trên 13 hay 15 tuổi mới được sử dụng, tuy nhiên, thực tế kể cả trẻ đã trên 15 tuổi thì vẫn cần sự đồng hành của bố mẹ chứ không nên để tự do tiếp xúc internet
Đồng thời, theo ông Vũ Ngọc Sơn, cũng không nên cho trẻ tiếp xúc quá muộn, vì thực tế Internet có rất nhiều nội dung hay, trực quan, hấp dẫn, có thể cho trẻ tiếp xúc càng sớm càng tốt để quen với công nghệ. Quan trọng là cha mẹ giám sát và đồng hành cùng trẻ trong khuôn khổ.
“Ở đây bố mẹ nên đặt ra các lộ trình, ví dụ với con nhỏ thì thời gian sử dụng Internet ít hơn, xem những nội dung đơn giản, dễ hiểu. Với các bé lớn hơn, có thể cho học các khoá học online, có hình ảnh minh hoạ, có thực hành trực quan sinh động thì thời gian có thể dài hơn, nhưng tuyệt đối không để trẻ lạm dụng”, ông Vũ Ngọc Sơn nhấn mạnh.
Chuyên gia an ninh mạng: Trẻ em đối diện nhiều nguy cơ trên mạng InternetKhi tham gia mạng Internet, trẻ em đối diện với rất nhiều nguy cơ từ lừa đảo trực tuyến, lạm dụng, bắt nạt hay bị đầu độc bởi thông tin xấu độc." alt=""/>Không nên cho trẻ tiếp xúc Internet quá muộn, quan trọng là bố mẹ phải đồng hànhSự kiện là hành động tiên phong trong chuyển đổi xanh, nhằm tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng, giao thông xanh của Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội là dự án tuyến đường sắt đô thị đầu tiên do thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Đây là tuyến đường sắt đô thị chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài toàn tuyến là 13,035km,12 ga; trong đó có 12,575km tuyến chính và 0,46km đường dẫn và Depot. Đoạn đi trên cao gồm 8 ga từ ga S1 đến S8 dài khoảng 8,5km. Đoạn đi ngầm gồm 4 ga từ ga S9 đến ga S12 dài khoảng 4km.
“Dự án đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc giải phóng mặt bằng, thi công trong điều kiện đô thị đông đến những tác động của dịch bệnh giai đoạn 2020-2021. Nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị thi công và sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, chúng ta đã vượt qua tất cả để hoàn thành đoạn tuyến trên cao và đưa vào khai thác vận hành thương mại vào 8h ngày 8/82024, để phục vụ nhân dân, từng bước hình thành thói quen mới trong giao thông công cộng của Thủ đô, đánh dấu một c/ột mốc quan trọng biểu trưng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước Cộng hòa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực giao thông đô thị bền vững”,ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.
Sau hơn 3 tháng khai thác thương mại, dự án đã cho thấy sức hút của phương tiện vận tải công cộng mới. Tính đến thời điểm hiện tại, đoạn trên cao của tuyến đã phục vụ hơn 2 triệu lượt hành khách, trở thành phương tiện di chuyển hằng ngày thuận tiện của một bộ phận nhân dân Thủ đô.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, việc đưa vào vận hành đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội là động lực để thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị khác, nhằm hình thành một mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, đồng bộ, phục vụ tốt nhất nhu cầu di chuyển của nhân dân.
Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị các cơ quan quản lý, đơn vị vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị đoạn trên cao luôn bảo đảm hoạt động thuận tiện, an toàn.
Đồng thời, ông Tuấn yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, các nhà thầu, đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công gói thầu CP-03 (thi công xây dựng đoạn tuyến đi ngầm) để sớm hoàn thiện toàn tuyến; đề nghị các nhà tài trợ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, các bên liên quan bảo đảm sự thuận tiện trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, thúc đẩy tiến độ thi công xây dựng phần còn lại của dự án.
Cũng tại buổi lễ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết, đường sắt đô thị có vai trò đặc biệt trong việc phát triển hệ thống giao thông đô thị bền vững. Đây là dự án phức tạp, Chính phủ Pháp và các nhà tài trợ đã đem đến Việt Nam những công nghệ tiên tiến nhất cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư nhiều kinh nghiệm.
Tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn - ga Hà Nội là dự án tiêu biểu cho sự hợp tác giữa Pháp và Việt Nam. Dự án sẽ nối dài danh sách các dự án hợp tác với Việt Nam trên toàn bộ các lĩnh vực. Với cam kết cùng Hà Nội thực hiện phần đi ngầm để sớm hoàn thành dự án, Pháp mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong việc phát triển đường sắt đô thị và các dự án phát triển hạ tầng giao thông khác.
Ngay sau nghi thức bấm nút vận hành thương mại, các đại biểu đã thực hiện nghi thức gắn biển công trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) cho dự án.
Tiếp đó, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật công cộng “Metis - 5 giờ sáng Hà Nội thức giấc” của nghệ sỹ Nguyễn Xuân Lam, được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp, đặc biệt là Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).
Tác phẩm đặt tại ga S8 (Cầu Giấy), mang hơi thở dân gian trong không gian đô thị mới. Lấy cảm hứng từ thiết kế tàu điện leng keng của Hà Nội đầu thế kỷ XX, tác phẩm phác họa một toa tàu hóa thạch đồ sộ từ hơn 15.000 mảnh gốm với chiều cao hơn 2,8m và chiều ngang hơn 3,5m đang trong trạng thái tan chảy, gợi lên những liên tưởng tới hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Vũ Liễu" alt=""/>Tuyến metro Nhổn